CÔNG DỤNG |
Trị các loại bệnh
Rối loạn kinh nguyệt | Trầm cảm | Suy nhược thần kinh
Nấu thuốc
Sâm bố chính, ngải cứu, ích mẫu ( mỗi vị 16g ), cỏ nhọ nồi, thục địa ( mỗi vị 20g ), củ cây gai (12g), củ ấu (10g ). Ngải cứu và cỏ nhọ nồi sao vàng, kết hợp với các vị thuốc còn lại hợp thành một thang. Đem sắc lấy 200ml nước đặc chia làm 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang để cải thiện các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt như tắc kinh, rong kinh, chậm kinh…
Sâm bố chính (16g), củ khoai mài, hà thủ ô, ích trí, bá tử nhân (mỗi loại 12g), táo nhân, cam thảo dây, thủy ngọc, liên tu, xương bồ ( mỗi loại 8g), nhục quế (4g). Tất cả rửa sạch, cho vào ấm sắc với 500ml, sắc cạn còn 300ml thì ngưng. Chia uống 2 lần trong ngày có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
Sâm bố chính (20g), hoàng kỳ (12g), tần quy (8g), sơn khương (8g), mộc hương (8g), hoa cúc (8g), dư dung (8g), long nhãn (8g), táo nhân (8g), phục linh (6g), tiểu thảo (6g). Tất cả cho vào ấm sắc lấy nước đặc, chia uống vài lần. Mỗi ngày dùng 1 thang.
Làm món ăn
Ngâm rượu sâm bố chính khô
Sâm bố chính: 0,5 kg
Rượu: 4 lít
Bình thủy tinh
Chọn những củ sâm bố chính vừa mới khai thác, đảm bảo phải còn tươi, không có các dấu hiệu bất thường nghi do bị bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc độc hại. Sâm phải già, có ít nhất 10 củ/kg để đảm bảo các thành phần dược liệu trong củ đã đủ về chất lượng. Về độ của rượu thì dao động khoảng 40 – 45 độ là hợp lý. Không chọn loại rượu có nồng độ cao bởi khi đem sử dụng rất khó uống vì nặng. Sâm bố chính đem rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước. Cho củ sâm vào thau, đổ nước vo gạo ngập củ sâm, để qua đêm, sau đó vớt ra ngoài để ráo nước. Sau khi sâm đã ráo nước, đưa sâm ra phơi tại nơi có ánh nắng dịu trong thời gian ngắn. Quá trình này sẽ chế biến sâm tươi thành sâm khô. Bỏ sâm bố chính vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm khô/12 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, nên ngâm trong thời gian ít nhất là 03 tháng mới đem ra sử dụng.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG |
Cây thảo cao 0,3-1m. Rễ mập thành củ to bằng ngón tay cái màu vàng nhạt. Lá mọc so le, có cuống dài. Lá ở gốc hình bầu dục không xẻ, lá giữa và lá ngọn xẻ 5 thuỳ hình dải, cuống lá ngắn hơn phiến, có lông. Hoa màu hồng hay nâu đỏ, có pha ít màu vàng, mọc riêng lẻ ở nách lá. Quả hình trứng nhọn, có 5 mảnh vỏ phủ lông ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Hạt hình thận, màu nâu.
CÁCH TRỒNG |
1. Tiến trình phát triển 
2. Phân bố ngoài tự nhiên
- ĐBSCL: Cần Thơ, Đồng Tháp.
- Vùng khác: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ SÂM BỐ CHÍNH |