CÔNG DỤNG |
Trị các loại bệnh
Trúng gió | Đau bụng | Sưng tấy đau nhức | Bị thương ứ máu
Nấu thuốc
Gừng gió 20-30g, giã nhỏ, chế thêm rượu, vắt lấy nước cốt uống. Dùng bã chưng nóng xoa xát khắp mình.
Gừng gió, nghệ vàng, nghệ đen, mỗi vị 15g giã nhỏ, chế thêm một chén giấm, vắt lấy nước cốt uống, rồi lấy bã chưng nóng đắp vào chỗ đau.
Chú ý: Kiêng kị khi dùng gừng gió đối với những người nhiệt tích, nóng trong, đối với những bệnh nhân mắc chứng xơ gan cổ trướng đơn thuần, trong thời gian dùng thuốc phải ăn nhạt và hạn chế thực phẩm giàu kali, không uống rượu bia, kiêng đồ tanh.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG |
Thân thảo, cao 1m hay hơn. Thân rễ dạng củ, phân nhánh, màu trắng hay vàng nhạt, có mùi thơm. Thân khí sinh khỏe, mọc đứng, nhẵn. Lá không cuống, mọc thành 2 dãy, hình mác thuôn, gốc hẹp dần, đầu nhọn dài, dài khoảng 20cm, rộng 5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông rải rác, bẹ lá to nhẵn, lưỡi bẹ tròn, dễ gãy. Cụm hoa dạng trứng, đôi khi hình trụ, mọc từ thân rễ trên một cán mập, dài 20 – 30cm, phủ bởi những lá bắc xếp lợp, mép màu lục nhạt, đôi khi pha hồng, đài hoa nhỏ, tràng hoa có ống loe thành thùy màu trắng, 1 nhị, bao phấn dài hơn trung đới, cánh môi rộng màu vàng nhạt, chia 3 thùy ngắn, nhị lép tạo thành thùy bên có cánh môi, bầu hình elip. Quả nang, hình bầu dục, chứa ít hạt màu đen.
CÁCH TRỒNG |
1. Tiến trình phát triển 
2. Phân bố ngoài tự nhiên
- ĐBSCL: An Giang, Sóc Trăng.
- Vùng khác: Cây thường mọc hoang ở các vùng núi Tây Bắc.
CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ GỪNG GIÓ |