Thông tin cơ bản về cây Năng Tượng
- Đặc điểm sinh trưởng
1.1. Thời gian sinh trưởng
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau thì cây Năn Tượng phát triển tốt nhất, do mưa nhiều và nồng độ mặn trong ao tôm đã giảm đáng kể và thời tiết không còn nắng nóng kéo dài.
Bên cạnh đó, từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 4 người dân tiến hành cải tạo lại ao nuôi tôm nên cắt bỏ Năn Tượng.
=> Như vậy mùa khai thác phù hợp sẽ từ tháng 8-1 năm sau. Trong đó vùng gần biển nên khai thác trước để tránh nguyên liệu nhiễm mặn.
Sự sinh trưởng và phát triển của Năng Tượng có sự khác biệt theo cả không gian và thời gian
- Thời gian: Sự sinh trưởng và phát triển của Năng còn có sự khác biệt giữa các năm. Điều này là do các yếu tố về thời tiết (lượng mưa, nắng nóng,…) và kỹ thuật canh tác của người dân và một phần là do yếu tố không gian quyết định.
- Không gian: Càng tiến về gần biển thì Năng càng bị héo hoặc chết sớm do việc cải tạo đất để nuôi tôm (đón nước mặn để nuôi tôm) và do nồng độ mặn quá cao cũng hạn chế sự sinh trưởng của Năng. Tuy nhiên, yếu tố con người là nhân tố chính quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của Năng Tượng. Mực nước trong ao tôm càng cao thì Năng càng tốt, kết hợp với việc người dân cắt và gom năng lên bờ hàng năm trước thời điểm mùa mưa sẽ tạo cơ hội tối ưu cho Năng phục hồi và phát triển.Sự sinh trưởng và phát triển của Năng Tượng có sự khác biệt theo cả không gian và thời gian.
2. Phân bố
Cỏ Năng Tượng phát triển tốt ở vùng đất ổn định hoặc nước tĩnh quanh năm tại đầm lầy, ven các hồ và sông, và các đồng cỏ ướt.
Chúng có thể phát triển tốt ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn với nồng độ từ 20 PPT và nước sâu hơn 1,5m. Mặc dù nước càng cao (không quá 1,5m) thì Năng càng phát triển tốt, tuy nhiên, mực nước trung bình trong các ao Tôm hiện tại dao động từ 50cm đến 70cm cũng đủ để tạo điều kiện tốt cho Năng phát triển đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu. Nếu trong điều kiện mực nước thấp hơn 50cm kết hợp với nồng độ mặn dưới 14 PPT, nước tĩnh và ao Tôm không được cải tạo thường xuyên sẽ tạo ra nhiều loại rong đáy, đặc biệt là rong Nhớt (Spirogyra sp) sẽ bám chặt vào gốc Năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. Do đó, để đảm bảo cho gốc không bị rong bám (bị đen) thì cần cải tạo ao thường xuyên, giữ mực nước sâu trên 50cm.
Tuy nhiên, nồng độ mặn nước càng mặn thì chất lượng nguyên liệu càng giảm do sự tích luỹ độ mặn trong nguyên liệu gây mòn khung sắt khi đan sản phẩm. Ngoài ra, độ muối trong nguyên liệu cao dẫn đến quá trình tái ẩm nhanh hơn cũng gây khó khăn cho quá trình phơi, bảo quản. Mặc dù chưa có con số chính xác về ngưỡng nồng độ mặn, tuy nhiên, theo điều kiện thực tế thì tại các ao nuôi Tôm ngay thời điểm cho Năng tốt nhất thì độ mặn không quá 10PPT. Các thời điểm độ mặn cao hơn ngưỡng này thường không cho Năng tốt. Vì thế, cần khai thác Năng ở:
- vùng gần biển trước (vùng màu đỏ): Thuộc các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi thuộc tỉnh Cà Mau và một phần huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu
- dần dần tới các vùng nằm sâu trong đất liền (màu xanh dương – huyện Cái Nước, Thành phố Cà mau tỉnh Cà Mau và một phần huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), màu hồng (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau và Giá Rai, Bạc Liêu) và màu vàng (Một phần huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, Hồng Dân và Phước Long, tính Bạc Liêu) như trên bản đồ.
